TÌNH HÌNH CHUNG B2B VIỆT NAM

TÌNH HÌNH CHUNG B2B VIỆT NAM

I.                     Tổng quan về Thương Mại Điện Tử B2B

1.                  .Khái niệm

B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business – mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.

2.                         Các mô hình kinh doanh B2B

Business to Bussiness là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông đặc biệt là Internet giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, hơn là với khách hàng. Sau khi đăng kí trên các sàn giao dịch B2B, các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này.

2.1.                  Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo

Đối với các công ty lớn thường mua nhiều hàng hóa dịch vụ nguyên vật liệu, giải pháp tốt nhất là mở riêng cho mình một chợ điện tử và mời những người bán hàng tìm xem và thực hiện đơn đặt hàng.

2.2.                  Loại hình giao dịch bên bán chủ đạo

Thị trường điện tử bên bán: một thị trường điện tử (e-marketplace) dựa trên Web, trong đó một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hoặc sản xuất) hoặc người tiêu dùng.

2.3.        Loại hình giao dịch qua trung gian (nhiều đến nhiều)

Sàn giao dịch điện tử như: chợ điện tử (e-marketplaces), thị trường điện tử (e-markets), sàn giao dịch thương mại (trading exchanges), cộng đồng thương mại (trading communities), trung tâm trao đổi (exchange hubs), sàn giao dịch Interrnet (Internet exchanges), chợ mạng (net marketplaces) và cổng B2B (B2B portals).

2.4.                         Loại hình thương mại hợp tác

Thương mại cộng tác: sử dụng công nghệ số cho phép các công ty cộng tác trong việc lập kế hoạch, thiết kế, phát triển, quản lý, và nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ và các ứng dụng mới của TMĐT. Hình thức này sử dụng các phần mềm phục vụ làm việc theo nhóm và các công cụ hợp tác được thiết kế đặc biệt khác.

II.                       Các mô hình B2B quốc tế và Việt Nam

1.                        Các B2B quốc tế nổi tiếng

-http://www.globalsources.com

2.                         Các B2B Việt Nam

3.                        Tình hình hoạt động và xu hướng

TMĐT theo mô hình B2B hiện nay đang là một phân khúc phát triển tiềm năng nhất trong lĩnh vực TMĐT toàn cầu. Và không ít doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã xây dựng website riêng, tham gia các sàn TMĐT để quảng bá sản phẩm, tiếp cận gần hơn với khách hàng. Tuy vậy, đa số website lại bị bỏ ngỏ, số liệu không cập nhật thường xuyên.
Mặc dù kinh tế toàn cầu vẫn chưa phục hồi nhưng theo một nghiên cứu của Trung tâm Forrester, doanh thu từ TMĐT B2B ở thị trườngMỹ đến cuối năm 2013 dự kiến khoảng 559 tỷ USD, gấp đôi doanh thu từ B2C (business to consumer). Cũng theo một nghiên cứu củaEmarketer, doanh thu từ TMĐT B2B tại Việt Nam năm 2012 là 700 triệu USD và được kỳ vọng sẽ đạt mức 1,3 tỷ USD trong năm 2015.
Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng đã quan tâm hơn đến kinh doanh qua TMĐT. Tuy nhiên, những nhà nhập khẩu không còn mạo hiểm với những đơn hàng khổng lồ qua TMĐT như trước mà họ chia thành những đơn hàng nhỏ hơn và đặt thường xuyên hơn. Nhưngvới tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, số lượng nhà cung cấp rất nhiều, cạnh tranh trên thương trường rất khắc nghiệt, doanh nghiệp xuất khẩu không thể đứng im một chỗ chờ đợi những đơn hàng đến mà phải có những hành động tức thì và tận dụng triệt để những công cụ mình có để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và phát triển kinh doanh.

III.                     Nhận xét và đánh giá

Không nằm ngoài bối cảnh khó khăn chung, các sàn TMĐT B2B hiện đều gặp phải những vấn đề về nguồn vốn, doanh thu và nhân lực trong quá trình hoạt động. Một số sàn B2B đang đưa ra những chiến lược, hướng đi mới nhằm tiếp tục tồn tại, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của thị trường lẫn khách hàng.
Đại diện của sàn giao dịch hàng hóa sài gòn thương tín (Sacom-STE) cho biết lượng khách hàng tham gia sàn hiện tại tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là ở ngành thép. Sacom-STE dự kiến trong thời gian sắp tới mở rộng thêm một số ngành hàng có tiềm năng phát triển như phân bón, hạt nhựa… và sẽ cung cấp thêm dịch vụ hỗ trợ tín dụng cho bên mua.
Đại diện ban quản lý sàn thép Vinametal.com, cho biết từ đầu năm đến nay, lượng khách hàng tham gia giao dịch tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh thu tăng trưởng rất thấp. Trong thời gian tới sàn này sẽ tiếp tục hỗ trợ miễn phí cho các doanh nghiệp Việt Nam đăng thông tin về hàng hóa trên sàn. Tuy nhiên, có thể xem xét thu phí việc cung cấp các thông tin “nóng”, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tổ chức các buổi gặp mặt giữa các nhà xuất nhập khẩu trong nước để trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin cho nhau cũng như thường xuyên mời những người mua tiềm năng ở thị trường quốc tế đến giao lưu, gặp gỡ với các doanh nghiệp trong nước.
Alibaba.com  Globalsources.com ở Việt Nam vừa đưa ra thị trường các dịch vụ mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm kiếm, tiếp cận với đối tác thuận tiện hơn với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, cả hai sàn đều hỗ trợ thành viên lập gian hàng riêng, chỉ những đối tác nhận được thư mời mới xem được thông tin trên trang riêng này, góp phần bảo vệ doanh nghiệp trong vấn đề về bản quyền, sở hữu trí tuệ (mẫu mã, hình ảnh sản phẩm, hàng hóa và thương hiệu công ty).
Nhìn chung, giới chuyên gia thương mại nhận định rằng thị trường B2B Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ. Thị trường này đang tạo ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức cho những doanh nghiệp có hoài bão và tham vọng gia nhập vào nó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mô hình kinh doanh B2B là gì? Tổng quan các doanh nghiệp B2B tại Việt Nam

Cách nhận biết hàng giả/ hàng nhái tại Lazada.vn